Mô tả
Kính cường lực là loại kính an toàn được sản xuất trên công nghệ xử lý nhiệt nhằm tạo nên tính chịu lực cao và bền vững. Kính cường lực sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN 7455:2004
I. Đặc tính chung
- Kính cường lực có tính chịu lực cao gấp nhiều lần so với kính nổi thường cùng loại và cùng độ dày.
- Kính cường lực có độ bền này là do ứng suất lên bề mặt kính được ép lại làm cho các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp với nhau tạo thành liên kết vững chắc hơn, giúp cho kính cường lực chịu được rung chấn, sức gió lớn và va đập mạnh.
- Kính cường lực khi vỡ sẽ tạo ra các mảnh vỡ nhỏ, đều, không sắc cạnh do đó giảm thiểu khả năng gây sát thương cho con người.
- Kính cường lực có tính năng thoát hiểm trong các toà nhà khi xảy ra hỏa hoạn (Kính cường lực có khả năng chịu nhiệt cao và không bị biến dạng trong điều kiện nhiệt độ lên đến 2950C).Vì vậy, quá trình tôi cường lực là thực sự cần thiết để đảm bảo độ an toàn cũng như đặc tính cơ học của kính kiến trúc và kính trang trí nội thất.
II. Quy trình sản xuất
1. Cắt kính
Tấm kính nguyên bản sẽ được đưa lên máy cắt để cắt theo kích thước khác nhau tùy vào từng đơn đặt hàng của khách hàng. Khi cắt kính có thể sử dụng bàn cắt kính thông thường, bàn cắt kính tự động, hoặc dây chuyền cắt kính tự động khi số lượng gia công lớn. Sau khi cắt xong theo kích thước, tấm kính có thể được khoan khoét theo như cầu sử dụng của đơn hàng.
2. Gia công trên tấm kính
Kính thông thường khá nguy hiểm đặc biệt là tấm kính sau khi được cắt bởi có độ sắc của các cạnh cao, do đó dễ dàng gây sát thương cho con người. Để hạn chế và loại bỏ điều này, ngay sau khi các tấm kính được cắt xong và trước khi bước vào phần tôi nhiệt đều được xử lý bằng cách mài bề mặt. Có thể sử dụng máy mài đơn cạnh, máy mài song cạnh, máy mài vát, hoặc máy mài trục khuỷu tùy theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra tủy vào yêu cầu của khách hàng mà tấm kính có thể in logo trên bề mặt bằng loại sơn men.
3. Rửa, sấy khô và kiểm tra
Tấm kính sau khi gia công sẽ được rửa sạch và sấy khô để tránh những khuyết tật tại bề mặt tấm kính sau khi tôi. Đây cũng là bước kiểm tra kính có đặt yêu cầu hay không? Đây là bước rất quan trọng bởi vì sau khi đưa vào gia nhiệt trở thành kính cường lực thì không thể gia công được nữa khi đó nếu có sai sót chỉ còn cách làm cái khác thay thế.
4. Gia nhiệt
Sau khi hoàn thành xong quá trình sấy khô và kiểm tra tấm kính được đưa tới hệ thống gia nhiệt bằng hệ thống bàn con lăn. Tại đây, tấm kính sẽ được gia nhiệt đến nhiệt độ khoảng 700 độ C đồng đều trên toàn bộ bề mặt tấm kính và hóa mềm. Có 3 phương pháp gia nhiệt khác nhau được sử dụng:
- Gia nhiệt bức xạ, tức là tấm kính được gia nhiệt trực tiếp bằng hệ thống dây mayxo.
- Gia nhiệt bức xạ và đối lưu: Tức là tấm kính được gia nhiệt trực tiếp bằng hệ thống mayxo kết hợp với hệ thống quạt gió để lưu chuyển nhiệt đều trên bề mặt tấm kính.
- Gia nhiệt đối lưu hoàn toàn: Tức là luồng khí nóng được thổi đều tới tất cả các điểm trên bề mặt tấm kính bằng hệ thống quạt từ buồng gia nhiệt.
Sau khi gia nhiệt tấm kính được làm nguội bằng luồng khí lạnh một cách đồng đều và chính xác thông qua hệ thống quạt thổi công suất lớn.
5. Thành phẩm
Sau khi gia nhiệt thành công, kính thành phẩm được lấy ra khỏi dây chuyền và chuyển sang bộ phận kiểm tra xuất xưởng. Nghĩa là đây là giai đoạn cuối cùng để kính cường lực bước vào sử dụng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.